PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS LIÊN HOÀ
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN KIM THÀNH

TRƯỜNG THCS LIÊN HÒA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Liên Hòa, ngày  01  tháng  3  năm 2021

 

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

TRƯỜNG THCS LIÊN HÒA  GIAI ĐOẠN 2021- 2025

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 

  Cơ sở pháp lý để xây dựng chiến lược phát triển nhà trường:

           Luật giáo dục năm 2005 được Quốc hội chỉnh sửa và bổ sung năm 2009;

          Kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị trung ương 8 khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế";

          Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

          Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kim Thành lần thứ XXV, nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Liên Hòa lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG.

          Trường THCS Liên Hòa tiền thân là trường phổ thông cơ sở Liên Hòa  được thành lập năm 1966. Sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, với chức năng nhiệm vụ : nâng cao dân trí đòa tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, trường đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. Trong giai đoạn phát triển Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đào tạo con người Việt Nam thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều này đòi hỏi nhà trường phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Liên Hòa, huyện Kim Thành.

       Từ ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn. Trường có 1 lớp  với số lượng trên 50  học sinh, một vài cán bộ giáo viên, một vài phòng học 1 phòng học tranh tre. Đến nay trường đã có cơ ngơi khang trang hơn, cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác, 100% có trình độ đạt chuẩn, trong đó có 93% đạt trình độ trên chuẩn (có 1 đ/c đang học nâng chuẩn). Nhiều đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực công tác, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hằng năm, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều được xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên, đạt về xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở.

          Trường Trung học cơ sở Liên Hòa xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là thể hiện trách nhiệm cao với phụ huynh học sinh, với học sinh và với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của quê hương, đất nước.

           Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp thực hiện sát với thực tiễn, phù hợp với các nguồn lực hiện có của nhà trường ở từng giai đoạn cũng như Nghị quyết định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và Chiến luợc giáo dục của huyện, của tỉnh. Để đáp ứng yêu cầu  đổi mới và hội  nhập.

          Suốt chặng đường hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường Trung học cơ sở Liên Hòa đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng nhà trường phát triển khá vững mạnh. Các tổ chức: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn đội trong nhà trường liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Chất lượng đại trà, chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng HSG các môn điền kinh hàng năm đều có học sinh tham gia dự thi cấp huyện, dự thi cấp tỉnh đạt giải.

PHẦN II: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG.

1. Đặc điểm tình hình.

1.1. Môi trường bên trong.

          a. Mặt mạnh:

          Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đoàn kết, trách nhiệm, cầu tiến và có độ tuổi trung bình tương đối trẻ. Đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là: 13/14 đ/c đạt 93% (có 01 đ/c đang học đạt chuẩn theo chương trình  giáo dục phổ thông 2018).

          Quy mô trường lớp (Năm học 2020 - 2021 có 08 lớp = 316 học sinh).Đánh giá chung, học sinh ngoan, chăm học. Năm học 2019 - 2020 nhà trường có 100% học sinh được xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt 97%. Tỷ lệ học sinh giỏi đạt 13.5%.

          Cơ sở vật chất tương đối khang trang, rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo đủ cá phòng học bộ môn theo hướng chuẩn hóa. Thiết bị giáo dục đủ để phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường.

          b. Mặt yếu:

         Một số giáo viên trẻ, nên kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh còn hạn chế.

          Chất lượng đầu vào của học sinh chưa còn thấp, một bộ phận học sinh và phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều đến công tác giáo dục. Chất lượng HSG các môn văn hóa và thi tuyển sinh  vào lớp 10 THPT chưa ổn định.

           Một số thiết bị dạy học đã bị hư hỏng, nên ảnh hưởng đến chất lượng thực hành.

1.2. Môi trường bên ngoài.

          a. Thời cơ.

          Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Kim Thành, sự quan tâm của Đảng uỷ và chính quyền địa phương về mọi mặt đặc biệt đã đầu tư xây dựng CSVC nhà trường, sự ủng hộ tích cực từ  phụ huynh  trong đó có Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.

          Tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong những năm gần đây có chuyển biến, trình độ dân trí tăng, nhu cầu học tập đòi hỏi ngày càng lớn.

          Phần đông học sinh và cha mẹ học sinh trong địa bàn đã có lòng tin vào chất lượng giáo dục của nhà trường, yên tâm khi được học tại trường.

          b. Thách thức.

          Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của người học. Đòi hỏi nhà trường phải có thay đổi vượt bậc về các điều kiện phụ vụ dạy và học (Phòng học, phòng làm việc, nhà tập đa năng, các công trình phụ trợ, công nghệ thông tin...)

          Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn đáp ứng sự tin tưởng, kỳ vọng của nhân dân, phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương, đồng thời khẳng định thương hiệu của nhà trường.

          Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần thái độ học tập đúng đắn, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hóa, vượt qua những biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện tại.

          Xây dựng bổ sung các hạng mục công trình còn thiếu: phòng làm việc, phòng học, phòng bộ môn, nhà tập đa năng và các công trình phụ trợ, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.

2. Các vấn đề chiến lược.

          các giải pháp thực hiện Kế hoạch số 66-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế"

          Xây dựng kỷ cương, nền nếp nhà trường theo hướng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

          Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục  về kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

          Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

           Tiếp tục xây dựng cải tạo cơ sở vật chất, các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn Quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC.

1. Sứ mệnh.

          Tạo môi trường học tập và làm việc thân thiện, kỷ cương, nền nếp, chất lượng, hiệu quả để mỗi học sinh được phát triển toàn diện, có kỹ năng sống và khả năng tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

2. Hệ thống giá trị cơ bản.

          - Tình đoàn kết               - Tình thương yêu

          - Tính trung thực            - Tính sáng tạo

          - Lòng tự trọng               - Lòng khoan dung

          - Sự hợp tác                    - Khát vọng vươn lên

3.Tầm nhìn.

          Là một trong những trường có chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn đứng trong tốp đầu của huyện. Được cha mẹ học sinh tin tưởng, học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi  giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC.

1. Mục tiêu chung.

          1.1- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2026:

        Nhà trường phấn đấu xây dựng trường THCS  đạt  chuẩn Quốc gia mức độ 1, đạt KĐCLGD mức độ 2 theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phấn đấu năm học 2020-2021 đạt danh hiệu tập thể LĐTT.

          1.2- Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030:

Duy trì giữ vững danh hiệu tập thể LĐTT và trường chuẩn Quốc gia.

          Đến năm 2030 chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nằm trong tốp 10/18 trường trong huyện.

          2. Mục tiêu cụ thể

           2.1- Năm học 2021 - 2022 trường đạt chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với các tiêu chí là:

          + 100% giáo viên được xếp loại chuẩn nghề nghiệp từ đạt trở lên, trong đó ít nhất 70% xếp loại khá trở lên.

          + Có trên 70% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, 30% giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện đạt giải.

          + Tỷ lệ học sinh lưu ban dưới 3%; Tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%

     + Chất lượng hai mặt giáo dục:

     - Học lực:    Giỏi 15%;    Khá 50%; TB 30%; Yếu 5%;  Kém 0%.

     - Hạnh kiểm:         Tốt: 60%;     Khá: 35 %;   Trung bình: 5%.

     + Học sinh giỏi  cấp huyện: Xếp thứ 10-15/18 trường.

     + Điểm thi vào THPT:   Xếp thứ 10-15/18 trường trong huyện và 170/260 trường trong tỉnh.

          + Về CSVC, thiết bị dạy học: Cải tạo sân giáo dục thể chất. Sửa chữa, mua bổ sung máy tính cho phòng tin học, mua mới thiết bị âm thanh, máy tính văn phòng và các thiết bị dạy học khác.

           2.2 - Đến năm 2021 phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia; đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, với các tiêu chí sau:

          + Giáo viên, nhân viên: Đủ về số lượng và cơ cấu bộ môn, có năng lực chuyên môn vững vàng, có 95% đạt trình độ đào tạo trên chuẩn.

          + Đảm bảo chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn của trường tiên tiến.

          + Xây dựng bổ sung đủ phòng làm việc và các khối công trình phụ trợ phục vụ học tập.

          2.3 - Đến năm 2026, trường đạt các tiêu chí sau:

           + Chất lượng giáo dục toàn diện được ổn định và nâng cao.

           + Thương hiệu nhà trường được khẳng định.

           + Nằm trong tốp 10 trường đứng đầu của huyện.

          3. Phương châm hành động.

             “Kỷ cương - nền nếp - quyết tâm - vượt khó - vững vàng - vươn lên”

Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.

          1. Các giải pháp trọng tâm.

           - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng Kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thống nhất các nội dung kế hoạch chiến lược đã xây dựng, từ đó quyết tâm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

           - Tham mưu kịp thời, hiệu quả với  lãnh đạo địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội khác... để thực hiện được các mục tiêu của chiến lược.

          2. Các giải pháp cụ thể.

          2.1. Đổi mới chương trình, phương pháp dạy học.

          Chủ động, linh hoạt xây dưng chương trình kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh.

          Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh.

          Đa dạng hoá các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin như dạy học trực tuyến, trường học kết nối...

          Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh, đánh giá theo chủ đề. 

          2.2. Phát triển đội ngũ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.

Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn bó với Nhà trường.

2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.

Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục Trung học cơ sở.

         2.4. Về xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ.

         Tham mưu với địa phương tiếp tục xây dựng các hạng mục công trình còn thiếu, sửa chữa nâng cấp một số phòng học, phòng làm việc đã xuống cấp.

         Đầu tư kinh phí để mua sắm thêm thiết bị dạy học, mua bổ sung các thiết bị đã cũ, hỏng.

         Tiếp tục trồng, chăm sóc các bồn cây, trông thêm hệ thống cây bóng mát, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho nhà trường.

          Khuyến khích sử dụng và nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập.

         2.5. Nguồn lực tài chính.

           Căn cứ nguồn ngân sách được phân bổ, kế toán xây dựng kế hoạch chi tiêu trong năm cho phù hợp. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, dựa trên các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

           Huy động các nguồn đóng góp, tài trợ, hảo tâm bằng tiền hoặc hiện vật của các lực lượng trong và ngoài  nhà trường như cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, địa phương nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.

          2.6. Quan hệ với cộng đồng.

           Xây dựng mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh theo đúng Điều lệ ban hành.

           Tạo được mối quan hệ hệ hợp tác, bình đẳng, khách quan với các ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân địa phương.

           Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của nhà trường qua các kênh khác nhau  như: Hội thảo, các cuộc họp, diễn đàn... Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng của cộng đồng.

   2.7. Lãnh đạo và quản lý.

            Xây dựng quy chế làm việc, nội quy cơ quan, quy chế dân chủ, tổ chức bộ máy, quy chế chi tiêu nội bộ... Dựa trên đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của  nhà nước và các văn bản có liên quan.

           Mạnh dạn đầu tư cho các hoạt động giáo dục có nội dung mới, mang tính đột phá.

           Duy trì tốt các hoạt động nền nếp, kỷ cương trong nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược.

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, hội cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức.

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.

          - Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2026:

Đến năm 2021 phấn đấu và duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia; danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, với các tiêu chí sau:

          + Giáo viên, nhân viên: Đủ về số lượng và cơ cấu bộ môn, có năng lực chuyên môn vững vàng, có 100% đạt trình độ đào tạo  chuẩn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

          + Đảm bảo chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn của trường tiên tiến và trường chuẩn Quốc gia.

          + Xây dựng bổ sung đủ phòng làm việc và các khối công trình phụ trợ phục vụ học tập.

 

         Năm học 2021- 2022 trường phấn đấu đạt tiêu chuẩn  kiểm chất lượng giáo dục mức độ 2,  đạt chuẩn Quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

          Đến năm 2025 trường có 12 lớp với khoảng 456 học sinh. Duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phấn đấu đạt kiểm định CLGD mức độ 3.

          - Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030:

          Năm 2026 - 2027 trường phấn đấu đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

          Đến năm 2030 chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nằm trong tốp 9/18 trường trong huyện.

4. Đối với Hiệu trưởng.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến đơn vị.

- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của trường theo từng giai đoạn phát triển.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng.

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn.

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.

- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.

7. Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.

Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của Tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với Nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong những năm tới.

8. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.

Hoàn thành tốt công việc được giao.

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học.

Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

9. Đối với học sinh.

Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề.

Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.

10. Hội cha mẹ học sinh.

Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, cùng với nhà trường tích cực vận động học sinh bỏ học trở lại học bình thường, quan tâm đúng mức đối với con em.

VI . ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.

          1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Kim Thành.

         Tham mưu với UBND huyện Kim Thành, tạo cơ chế để nhà trường sớm bổ sung nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu bộ môn theo yêu cầu của Điều lệ trường trung học.

          2. Đối với UBND xã Liên Hòa.

          Xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, xây dựng các hạng mục công trình còn thiếu để nhà trường có đủ các điều kiện đạt chuẩn Quốc gia theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Liên Hòa  nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

           Trên đây là kế hoạch “Chiến lược phát triển giáo dục Trường Trung học cơ sở Liên Hòa giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Nhà trường xây dựng lộ trình thực hiện và cụ thể hoá các mục tiêu thành chương trình hành động thiết thực, sát với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Góp phần vào thực hiện thắng lợi kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển GD bền vững lĩnh vực GD& ĐT đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 2161/QĐ-TTg ngày 26/6/2017  của Thủ tướng Chính Phủ.

 

                                     

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Văn Khải

 

                              

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Công khai các biểu mẫu theo thông tư 36 Năm học 2020 - 2021 Công khai các biểu mẫu theo thông tư 36 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 22 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2020
Xem chi tiết
Căn cứ Thông tư số 36/2017/TT- BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân” ... Cập nhật lúc : 16 giờ 22 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Công khai các biểu mẫu ... Cập nhật lúc : 16 giờ 18 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Điểm khảo sát chất lượng đợt 1 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... Cập nhật lúc : 10 giờ 8 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2018
Xem chi tiết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CÁC BIỂU MẪU CÔNG KHAI THEO TT 36/2017-BGDĐT NĂM HỌC 2018 - 2019 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 4 phút - Ngày 16 tháng 10 năm 2018
Xem chi tiết